DÙNG VITAMIN C SAO CHO HIỆU QUẢ? – REVIEW VITAMIN C NNOVITE

Đăng ngày 05/27/2022

Hello mọi người lại là Duy đây ! Hẳn mọi người đã nghe nhiều về Vitamin C lợi hại cỡ nào rồi đúng không nè? Trong 1 bài viết trước; Duy đã có đề cập rằng không những Vitamin C chống oxy hóa mà chúng còn giúp tăng sinh collagen cho da một cách bất ngờ; nhưng chỉ ở dạng L-Ascorbic acid (LAA) truyền thống mà thôi !

Thế nên hôm nay mình sẽ tập trung vào một thế hệ Vitamin C khác; mới hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với da nhạy cảm hơn; đó chính là Ascorbyl Tetraisopalmitate kèm theo gợi ý sản phẩm có thành phần này cho mọi người tham khảo nè!

h1|Lợi ích của Vitamin C

 

h2|Trung hòa gốc tự do

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có thể trung hòa và loại bỏ các chất oxy hóa; chẳng hạn như những chất có trong chất ô nhiễm môi trường (NOx; CO;…) và sau khi tiếp xúc với bức xạ tia cực tím.

Hoạt động này dường như có tầm quan trọng đặc biệt ở lớp biểu bì; nơi tập trung vitamin C trong da. Vitamin C là một trong các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong kho vũ khí chống oxy hóa bao gồm các chất bảo vệ bằng enzyme (catalase; glutathione peroxidase và superoxide dismutase) cũng như các biện pháp phòng thủ không phải enzym khác (vitamin E; glutathione; uric acid và các chất chống oxy hóa khác như carotenoid (tiền vitamin A)) [1].

Hầu hết các nghiên cứu can thiệp được thực hiện để xác định khả năng của chất chống oxy hóa trong việc ngăn ngừa tổn thương oxy hóa cho da đã sử dụng một hỗn hợp các hợp chất này. Trong đó; Vitamin C đặc biệt hiệu quả trong việc giảm tổn thương oxy hóa cho da khi nó được sử dụng cùng với vitamin E.

 

Hình 1: Sự phụ thuộc lẫn nhau của Glutathione; Vitamin C, Vitamin E; trong đó Vitamin C đứng ở vị trí trung tâm trong việc loại bỏ các gốc tự do và tái tạo lại AOXs khác khi chúng bị giảm đi. Khi đó; Vitamin E sẽ đảm nhận nhiệm vụ chống oxy hóa ở phần lipid (vì phân tử có tính ưa dầu); còn Vitamin C và Glutathione sẽ đảm nhận việc chống oxy hóa ở trong nước và dịch bào [1].

 

Nghiên cứu [2] được thử nghiệm trên da người; đã có 2 công thức được đem ra so sánh:

– Công thức 1: 15% vitamin C + 1% Vitamin E + 0,5% Ferulic acid tại pH=2.5

– Công thức 2: 20% vitamin C + 1% vitamin E + 1% Ferulic acid tại pH=2.4

Cả 2 công thức này đều mang lại những hiệu quả chống lại sự tấn công của tia UV; tăng sinh collagen,… Chính vì vậy; có thể thấy vitamin C sẽ không phát huy tác dụng tốt nhất nếu chỉ có mặt riêng lẻ mà phải có vitamin E và các chất chống oxy hóa khác kèm theo

h2|Tăng sinh Collagen

Trong lớp biểu bì; vitamin C thúc đẩy sự phân hóa tế bào sừng và hình thành hàng rào biểu bì; kích thích sự tổng hợp ceramide. Trong lớp hạ bì; vitamin C thúc đẩy sự tổng hợp các sợi đàn hồi và collagen ở người và động vật gặm nhấm. Kết quả phân tích của 1 cuộc nghiên cứu; cho thấy rằng khi lớp lipid biểu bì được nuôi cấy trong môi trường chứa vitamin C; hàm lượng glucosylceramide và ceramide đã tăng lên rõ rệt.

 

Điều này không chỉ có nghĩa là vitamin C giúp dưỡng ẩm tự nhiên của da mà còn tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ của da. Bên cạnh đó; vitamin C hoạt động tăng sinh collagen bằng cách hydroxyl hóa các amino acid như: proline và lysine; điều này sẽ làm ổn định cấu trúc bậc 3 của chuỗi protein collagen và đồng thời vitamin C còn kích thích sản xuất mRNA collagen nguyên bào sợi [1].

 

Các thí nghiệm thú vị khác về vitamin C đã chứng minh rằng nó cũng có tác dụng chống lão hóa [3]: các nghiên cứu trong ống nghiệm so sánh nguyên bào sợi của trẻ sơ sinh với người già (80 – 90 tuổi). Nguyên bào sợi của người già trong ống nghiệm tăng sinh chỉ bằng 1/5 tỷ lệ tế bào của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên; khi bổ sung vitamin C thì các tế bào của người già thực sự tăng sinh tốt hơn các nguyên bào sợi của trẻ sơ sinh bình thường. Ngay cả các nguyên bào sợi ở trẻ sơ sinh cũng tăng cường sự tăng sinh gấp 4 lần khi tiếp xúc với vitamin C.

 

Nguyên bào sợi không chỉ tăng sinh mà còn tổng hợp nhiều collagen hơn khi có vitamin C. Nguyên bào sợi ở trẻ sơ sinh tổng hợp một tỷ lệ collagen lớn hơn tế bào của người già; nhưng khi tế bào của người già tiếp xúc với vitamin C nuôi cấy mô trong ống nghiệm; chúng sẽ sản sinh ra nhiều collagen hơn các nguyên bào sợi sơ sinh bình thường. Các tế bào mới sinh khi tiếp xúc vitamin C sẽ nhân đôi tổng hợp collagen [3].

 

Hình 2: Sự cải thiện của da về lão hóa do ánh sáng sau 1 năm điều trị bằng vitamin C; mỗi ngày 1 lần với serum 15% vitamin C. Chúng ta hãy để ý tới sự cải thiện xung quanh hốc mắt và khả năng làm sáng các hạt sắc tố do ánh nắng gây ra (13)

h2|Ngăn ngừa tăng sắc tố

Việc Vitamin C làm sáng da thì từ Duy đã đề cập chi tiết trong bài này rồi; do đó hôm nay Duy sẽ dẫn một nghiên cứu cho thấy khả năng này vẫn được thấy rõ ở các dẫn xuất khác của Vitamin C nữa

 

Một nghiên cứu đã chứng minh được rằng đối với các dẫn xuất của Vitamin C vẫn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa tổng hợp Tyrosinase (enzyme tổng hợp Melanin). Trong nghiên cứu [4]; họ đã sử dụng hai chất ức chế Tyrosinase hiệp đồng: Ascorbyl Tetraisopalmitate (ATIP) – dạng ester hóa của vitamin C (nồng độ tương đương với 8% L-ascorbic acid) và Hyaluronic acid có khả năng đàn hồi liên kết chéo (RHA).

 

Trong nghiên cứu này; việc sử dụng ATIP là một bước đột phá; vì về cơ bản dạng LAA vốn là một thách thức lâm sàng; với khả năng thâm nhập vào da thấp và không ổn định do tốc độ bị oxy hóa nhanh và khả năng kích ứng cao do pH thấp.

 

Các nghiên cứu cho thấy sự hấp thụ ATIP qua da nhanh hơn so với các dạng vitamin C khác do khả năng hòa tan trong lipid, độ ổn định tốt hơn và giảm kích ứng. ATIP và các dạng khác của vitamin C làm trung gian bảo vệ tia UVA / UVB; làm sáng và trẻ hóa da thông qua ức chế liên kết chéo collagen và oxy hóa protein và lipid; và sức mạnh tổng hợp với các chất chống oxy hóa khác (Vitamin E là một điển hình dễ thấy nhất). Tác động trực tiếp của axit hyaluronic (HA) lên quá trình hình thành hắc tố bao gồm ức chế Tyrosinase bằng sản phẩm cuối cùng chuyển hóa đơn chất của nó; N-acetylglucosamine.

 

Nghiên cứu này thực hiện trên 18 phụ nữ ở độ tuổi 30-45 với biểu đồ da Fitzpatrick I-III; các kết quả thu được được đem đi đánh giá lâm sàng. Đối tượng áp dụng ATIP & RHA cho da mặt hai lần mỗi ngày trong 4 tuần; với chế độ chăm sóc da tiêu chuẩn hóa (sữa rửa mặt dịu nhẹ; kem dưỡng ẩm và kem chống nắng phổ rộng).

 

Kết quả cho thấy rằng vào tuần thứ 4; 61% đối tượng được điều trị bằng ATIP & RHA có cải thiện 1 mức độ tăng sắc tố da mặt và 33% cải thiện 2 mức độ. Điều này tương quan với hình ảnh chuẩn hóa, hàm lượng melanin trong da giảm 3%; TEWL giảm 8% và độ đàn hồi của da tăng 21%. Gần 80% đối tượng cho biết sự hài lòng cao và đồng ý mạnh mẽ rằng huyết thanh có hiệu quả đối với chứng tăng sắc tố. Không bị kích ứng da hoặc các tác dụng phụ khác. Nghiên cứu thử nghiệm này cho thấy rằng ATIP & RHA có triển vọng điều trị đối với chứng tăng sắc tố da mặt; đạt được sự cải thiện đáng kể chỉ sau 4 tuần. Công thức an toàn và dung nạp tốt.

h1|Một số nguyên nhân dùng vitamin C không hiệu quả

Tuy vậy; không phải sản phẩm Vitamin C nào cũng có hiệu quả mà còn phụ thuộc vào công thức nữa; và đây là một phần chị em cần chú ý khi mua sản phẩm có Vitamin C nè

h2|Không có chất chống oxy hóa đi cùng

Như đã được đề cập ở phần I.1; việc sử dụng “mạng lưới chống oxy hóa” là một điều rất quan trọng để giúp Vitamin C hoạt động một cách hiệu quả. Chúng tương trợ lẫn nhau nhằm tăng khả năng chống oxy hóa cho Vitamin C tốt hơn; khi phân tử Vitamin C này bị oxy hóa; thì phân tử Vitamin E sẽ tái sinh chúng lại và Vitamin C sẽ tiếp tục nhiệm vụ của nó.

h2|Công thức không ổn định

Một rào cản lớn nhất mà thế hệ LAA khó thể đáp ứng được đó chính là chúng phải được bảo quản ở độ pH khá acid (2.5 – 3.5). Với độ pH này thì chúng có thể hoạt động một cách hiệu quả; tuy nhiên nhiều làn da nhạy cảm sẽ không thể đáp ứng tốt với độ pH này và sẽ dễ bị kích ứng. Ngoài ra; ở dạng LAA thì chúng rất dễ bị oxy hóa nếu như không bảo quản kỹ và công thức thiếu các hoạt chất để bảo vệ Vitamin C. Do đó; hiện nay nhiều brand đã cho ra đời các sản phẩm Vitamin C ổn định hơn; có thể hoạt động ở độ pH cao hơn khiến da ít kích ứng hơn; ví dụ như em ATIP đã nói ở trên hay SAP; MAP….

h2|Khả năng thâm nhập vào da kém

Một thách thức khác của vitamin C ở dạng LAA đó chính là phân tử này có khả năng ưa nước khá tốt; nhưng lớp biểu bì lại cản trở khá nhiều cho việc LAA có thể xâm nhập vào da do cấu trúc đa tầng ở lớp thượng bì. Do đó; việc sản xuất ra các loại dẫn xuất Vitamin C nhằm cải thiện khả năng thâm nhập cũng là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học.

Do đó; các loại vitamin C tan trong dầu như ATIP được đánh giá cao hơn với khả năng thâm nhập vào da hơn là các loại vitamin C bình thường như LAA; SAP; MAP…

h1|Phân biệt các loại vitamin C

Nhằm để tối ưu hóa và cải thiện các vấn đề khi sử dụng Vitamin C không hiệu quả; việc điều chế ra các dẫn xuất khác là một điều cần thiết. Một số dẫn xuất của Vitamin C Duy đã đề cập trong bài này và sẽ trích dẫn ngắn lại ở đây

 

 

 

 

 

 

 

 

Mặc dù bài trước đó Duy đã đề cập các thế hệ vitamin C khá chi tiết; tuy nhiên vẫn còn sót 1 thế hệ mà Duy thấy rất đáng tham khảo; đó chính là em Ascorbyl Tetraisopalmitate ở dưới đây

 

h1|Review sản phẩm Vitamin C dạng Ascorbyl Tetraisopalmitate (ATIP) - Serum NNO VITE

 

 

 

Thông qua các thông tin và nghiên cứu trên cũng cho thấy rằng việc dùng L-Ascorbic acid (LAA) có khả năng mang lại hiệu quả tốt nhất; tuy nhiên do đặc tính dễ bị oxy hóa và kén người sử dụng do nó có độ pH khá thấp để phát huy hiệu quả cho da; nên việc thay đổi để sử dụng một dẫn xuất vitamin C khác là một điều cần thiết.

Thông qua các thông tin khoa học và nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng việc dùng L-Ascorbic acid (LAA) có khả năng mang lại hiệu quả tốt nhất trên bề mặt da cần chăm sóc; tuy nhiên do đặc tính kém bền vững dễ bị oxy hóa và do có độ pH khá thấp mang tính acid nên dù mang lại hiệu quả cho da nhưng lại rất kén người sử dụng; việc thay đổi để sử dụng một dẫn xuất vitamin C khác là một điều cần thiết.

Điển hình dạng Ascorbyl Tetraisopalmitate (ATIP) có khả năng ngấm vào da nhanh; lâu bền và tốt hơn và không gây kích ứng; hiệu quả chống oxy hóa; tăng sinh collagen và ức chế men gây ra hắc sắc tố trên da cũng tương đương như khi sử dụng L-Ascorbic acid (LAA) [4]

 

 

Dạng này cũng khá ít sản phẩm có; nên Duy sẽ gợi ý cho mọi người một sản phảm mà Duy đã từng giới thiệu trước đây mà Duy thấy mọi người không nên bỏ qua; đó chính là em Serum vitamin C NNO VITE

Công thức: Sản phẩm chứa 3 hoạt chất chủ đạo, bao gồm Ascorbyl Tetraisopalmitate; Bisabolol và Vitamin E mang lại các tác dụng toàn diện

– Ascorbyl Tetraisopalmitate (ATIP): Với khả năng thâm nhập vào biểu bì tốt hơn dạng L-Ascorbic acid (LAA); Ascorbyl Tetraisopalmitate (ATIP) có khả năng kích thích tổng hợp collagen hiệu quả. Đồng thời với công thức dạng dầu (nhưng không gây bết dính) giúp làn da không bị kích ứng khi mới sử dụng Vitamin C. [4]

 

 

– Bisabolol: Là một loại Sesquiterpene có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất Cytokine – hoạt chất trung gian gây viêm; dẫn đến sự tăng sắc tố ở da. Ngoài ra Bisabolol còn hỗ trợ chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa ở da. [8]

 

 

– Vitamin E: Được biết đến là một hoạt chất có khả năng chống oxy hóa tốt. Không những vậy; nó còn hỗ trợ bảo vệ và tái sinh Vitamin C để Vitamin C tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chống oxy hóa cho làn da; đồng thời vì Vitamin E là một phân tử ưa dầu nên chúng làm tăng khả năng thâm nhập của Ascorbyl Tetraisopalmitate (ATIP) tốt hơn để phát huy hiệu quả. Có thể tìm hiểu thêm tại đây

 

"Thành

 

Kết cấu:

Công thức của serum này ở dạng dầu nhưng khả năng thâm nhập vào da khá là tốt; không gây bết dính hay tạo màng ẩm dày quá mức gây khó chịu cho da.

 

Công thức Serum vitamin C NNOVITE

 

Nhằm để sử dụng một cách hiệu quả thì có thể dùng vào mỗi sáng để tăng cường khả năng chống oxy hóa cho da. Nếu có thể; sử dụng thêm vào buổi tối sau khi tẩy da chết với các sản phẩm chứa AHA/BHA để tăng khả năng xâm nhập của sản phẩm vào da. Với một hộp 30 viên thì có thể thấy làn da cải thiện hơn 1 tháng sử dụng; tuy vậy để thấy rõ nhất nên kiên trì dùng trong 2-3 tháng nha. Công thức không chứa cồn khô; có 1 tí hương liệu nên da nhạy cảm nên test trước khi sử dụng toàn mặt nha

h1|Kết luận

– Vitamin C là một chất chống oxy hóa và làm sáng da hiệu quả; tuy nhiên khi lựa chọn Vitamin C sử dụng cần cân nhắc; các thế hệ vitamin C cũng như công thức sản phẩm để đạt được hiệu quả tối ưu và không nhất thiết phải sử dụng thế hệ phổ biến như LAA

– Một trong những thế hệ Vitamin C nổi bật gần đây là Ascorbyl Tetraisopalmitate (ATIP) có khả năng thâm nhập vào da tốt hơn và không gây kích ứng; hiệu quả chống oxy hóa; tăng sinh collagen và điều trị sắc tố trên da cũng tương đương như khi sử dụng LAA.

*Gợi ý sản phẩm: Serum NNO VITE

+ Sản phẩm có Vitamin C dạng ATIP kết hợp với vitamin E và Bisabolol giúp chống oxy hóa cho da; làm sáng da; cải thiện giảm dấu hiệu lão hóa cho da

+ Kết cấu dạng dầu nhưng thấm nhanh vào da; lớp finish không hề gây khó chịu cho da

h1|Tài liệu tham khảo

[1] Pullar, J. M., Carr, A. C., & Vissers, M. (2017). The roles of vitamin C in skin health. Nutrients, 9(8), 866.

[2] Romana‐Souza, B., Silva‐Xavier, W., & Monte‐Alto‐Costa, A. (2020). Topical application of a commercially available formulation of vitamin C stabilized by vitamin E and ferulic acid reduces tissue viability and protein synthesis in ex vivo human normal skin. Journal of Cosmetic Dermatology.

[3] Phillips, C. L., Combs, S. B., & Pinnell, S. R. (1994). Effects of ascorbic acid on proliferation and collagen synthesis in relation to the donor age of human dermal fibroblasts. Journal of investigative dermatology, 103(2), 228-232.

[4] https://www.jaad.org/article/S0190-9622(18)31686-4/fulltext#relatedArticles

[5] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18492184/

[6] Journal of Cosmetic Dermatology; Volume 11 (4) – Dec 1, 2012, Stability, transdermal penetration; and cutaneous effects of ascorbic acid and its derivatives

[7] Dermatologic Surgery, Mar 1, 2002, Double‐Blind, Half‐Face Study Comparing Topical Vitamin C and Vehicle for Rejuvenation of Photodamage

[8] K Maurya, A., Singh, M., Dubey, V., Srivastava, S., Luqman, S., & U Bawankule, D. (2014). α-(-)-bisabolol reduces pro-inflammatory cytokine production and ameliorates skin inflammation. Current pharmaceutical biotechnology, 15(2), 173-181.